Các thủ tục và câu hỏi thường gặp về luật kinh doanh tại Việt Nam?

Ai được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam? Ngành nghề nào được làm; ngành nghề nào không được làm; ngành nghề nào đang khuyến khích đầu tư
Mọi tổ chức, mọi cá nhân kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam – trừ những đối tượng không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo qui định tại điều 9 Luật Doanh nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề mà pháp luật qui định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề đó khi hội đủ những điều kiện luật định; hoặc một số ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ số vốn hoặc chứng chỉ hành nghề theo đúng qui định pháp luật.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam theo chế định nào?
Theo qui định tại điều 3 Nghị định 51/1999/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cho dự án của mình tại Việt Nam, nhưng mỗi dự án chỉ được áp dụng một trong hai Luật đó. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Ngoài ra luật cũng qui định doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
Như vậy, nhà đầu tư có thể đầu tư vào nhiều dự án kinh doanh tại Việt Nam, tuỳ theo ngành nghề, qui mô và hình thức kinh doanh nhà đầu tư có quyền lựa chọn Luật áp dụng là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Bởi vì mỗi đạo luật có đối tượng điều chỉnh riêng (đối tượng áp dụng) và có những chính sách ưu đãi khác nhau về thuế, về hỗ trợ đầu tư… Trước khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ càng và chọn Luật, vì mỗi dự án chỉ được áp dụng một trong hai Luật nói trên mà thôi và sự lựa chọn này là duy nhất, không thể thay đổi.
Một lưu ý đối với nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam theo qui định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì cần chuẩn bị trước Giấy xác nhận có gốc Việt Nam để nộp kèm vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Đối tượng và điều kiện được hưởng ưu đãi theo qui định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước:
Theo điều 2 Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khíc đầu tư trong nước thì đối tượng được áp dụng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã, liện hiệp hợp tác xã; Doanh nghiệp nhà nước; Cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập; cơ sở văn hoá dân tộc được thành lập và hoạt động hợp pháp; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, hội nghề nghiệp có đăng ký kinh doanh theo qui định pháp luật; Cá nhân, nhóm kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992; Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trúở Việt Nam, mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều kiện để được hưởng ưu đãi đầu tư: Theo điều 15 Nghị định 51/1999/NĐ-CP, dự án đầu tư đáp ứng một trong các điều kiện sau đây được ưu đãi đầu tư
- Đầu tư vào các ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề được hưởng ưu đãi đầu tư (xem câu dưới).
- Có dự án đầu tư thuộc mọi lĩnh vực, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật khôg cấm, có sử dụng số lao động bình quân trong một năm ít nhất là:
a) Ơ đô thị loại 1 và loại 2: 100 người
b) Ở địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đăng biệt khó khăn: 20 người;
c) Ở địa bàn khác: 50 người.
Những ưu đãi dành cho nhà đầu tư theo qui định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể là: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất; Miễn, giảm thuế sử dụng đất; Ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định…

Những lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo Nghị định 27/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/3/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ vốn góp… phù hợp với khả năng của mình và qui định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nước dành nhiều chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc vào thuộc Danh mục lĩnh vự khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 27/2003/NĐ-CP. Một số lĩnh vưcï được khuyến khích đầu tư như: sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên hoặc từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước; Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông, linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị xử lý chất thải, nguyên liệu thuốc, sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế, thép cao cấp, hợp kim, kim loại màu, kim loại đặc biệt, phôi thép, sắt xốp, luyện gang, phụ tùng xe ô tô, phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe máy thi công xây dựng, thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải, các loại động cơ diezen có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực…; thăm dò, khai thác và chế biến sâu khoáng sản; sử dụng thường xuyên từ 500 lao động trở lên; công nghiệp kỹ thuật cao; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; vận tải hành khách công cộng; xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, nhà ga; xây dựng- kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT;…

Mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được qui định cụ thể như thế nào? Đối với nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có ưu đãi đặc biệt không?
Theo qui định tại điều 45 Nghị định 24/2000/NĐ-CP thì về nguyên tắc, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp danh nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25% lợi nhuận thu được, trừ những trường hợp khuyến khích đầu tư thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi được áp dụng như sau (Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP):
TRƯỜNG HỢP 1: thuế suất 20% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ;
b) Dự án sản xuất không thuộc loại các dự án hưởng thuế suất 15% và 10%.
TRƯỜNG HỢP 2: thuế suất 15% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư;
b) Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
c) Doanh nghiệp dịch vụ trong khu chế xuất;
d) Doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp;
đ) Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
TRƯỜNG HỢP 3: thuế suất 10% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có hai trong các tiêu chuẩn nêu tại trường hợp 2;
b) Thuộc Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư;
c) Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kin tế- xã hội đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư;
d) Doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất;
đ) Thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo qui định của Luật này thì được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với dự án cùng loại, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%; được áp dụng mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 3% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10 ngày 09/6/2000).

Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh (Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000; Nghị định 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004): Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang; Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ; Kinh doanh chất ma tuý; Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc; Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh; Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng; Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách; Kinh doanh các loại pháo; Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ; Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định: là ngành nghề mà pháp luật quy định doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề đó phải có số vốn không thấp hơn mức vốn do pháp luật quy định – gọi là vốn pháp định. Đó là các ngành nghề: tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại cổ phần: 70 tỷ đồng); kinh doanh bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm: 20 tỷ đồng, tổ chức môi giới bảo hiểm: 1 tỷ đồng); kinh doanh vàng (sản xuất, chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ: 5 tỷ đồng; sản xuất vàng miếng: 50 tỷ đồng); kinh doanh chứng khoán (môi giới chứng khoán: 3 tỷ đồng, tự doanh: 12 tỷ đồng, quản lý danh mục đầu tư: 3 tỷ đồng, bảo lãnh phát hành: 22 tỷ đồng, tư vấn đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng).
Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng ký kinh doanh (Nghị định 03/2000/NĐ-CP, Nghị định 125/2004/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 03/2000/NĐ-CP)): là những ngành nghề đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Chứng chỉ hành nghề không cấp cho tổ chức. Các ngành nghề sau đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề: Kinh doanh dịch vụ pháp lý; Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; Kinh doanh dịch vụ thuốc thú y và kinh doanh thuốc thú y; Kinh doanh dịch vụ thiêt kế công trình; Kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán; Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật; Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải; Mua bán di vật, cổ vật, bảo mật quốc gia.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà luật, pháp lệnh, nghị định quy định điều kiện kinh doanh. Điều kiện kinh doanh có thể được quy định bằng hình thức phép hoặc các điều kiện kinh doanh không cần giấy phép nhưng buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Điều kiện kinh doanh thể hiện dưới hai hình thức sau: Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (Giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép hoạt động… ) hoặc Các điều kiện quy định về các điều kiện chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy đình về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép). Ví dụ: kinh doanh ngành nghề in, vũ trường, dịch vụ bảo vệ thì cần phải được cơ quan Công an cấp Giấy đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì mới được hoạt động.

Ngành nghề nào đang khuyến khích đầu tư?
Theo qui định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửađổi) và những văn bản hướng dẫn thi hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bao gồm: người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài; người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài) được thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam và được khuyến khích đầu tư, được hưởng ưu đãi nếu đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; trồng cây lâu năm trên đất hoang hoá, đồi núi trọc; khai hoang; làm muối; nuôi trồng thủy sản ở vùng nước chưa được khai thác.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải công cộng; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc (xây dựng nhà máy điện, nhà máy nước, cầu đường bộ, sân bay, bến cảng, phát triển vận tải công cộng, đầu tư cung cấp dịch vụ kết nối internet, mở trường học bán công, dân lập, tư thục ở các bậc học, thành lập cơ sở dạy nghề, bệnh viện…)
- Sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu: mức xuất khẩu đạt giá trị trên 30% tổng giá trị hàng hoá sản xuất.
- Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị, doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (sản xuất máy tính, sản phẩm phần mềm, xây dựng phòng thí nghiệm, sản xuất chất bán dẫn và linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông…)
- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ; cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm và những ngành nghề khác theo qui định pháp luật.
Những trường hợp không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp:
Theo qui định tại điều 9 Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụtrong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác
- Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề do vi phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo qui định của pháp luật.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp qui định tại Luật phá sản doanh nghiệp.
- Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp vốn, mua cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước được không?
Căn cứ pháp lý: Thông tư Liên tịch số: …… ngày …… của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tư pháp – Ngoại giao – Công an về việc hướng dẫn người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam (gọi chung là nhà đầu tư) đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là các đối tượng sau:
- Người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
- Người có gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
- Người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay có hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được hiểu là các đối tượng sau:
- Công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp Thẻ thường trú;
- Người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp Thẻ thường trú;
Nhà đầu tư thuộc các đối tượng kể trên được quyền mua cổ phần hoặc góp vốn không hạn chế tỷ lệ và được tham gia quản lý điều hành trong các doanh nghiệp Việt Nam không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nhà nước (…) Trường hợp nhà đầu tư thuộc một trong các đối tượng kể trên muốn đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước (mua cổ phần, góp vốn trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoa hoá hoặc đã cổ phần hoá) thì chỉ được đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước nằm trong Danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo nguyên tắc tổng giá trị số cổ phần, vốn góp không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá hoặc đã cổ phần hoá.
Quyền lợi của nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam
Căn cứ pháp lý: Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ
Các quyền lợi của nhà đầu tư:
- Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tính dụng và trong việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo qui định của pháp luật Việt Nam.
- Được chuyển quyền sở hữu cổ phiếu, được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi công ty cổ phần đã niêm yết theo qui định của luật Doanh nghiệp và các qui định của pháp luật về chứng khoán.
- Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã theo qui định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
- Được quyền chuyển đổi ra ngoại tệ của khoản vốn đầu tư (gốc và lãi) và các khoản thu về tiền bán cổ phần, tiền chuyển nhượng vốn góp, thu nhập hợp pháp khác tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và chế độ quản lý ngoại hối theo qui định của pháp luật Việt Nam.
- Được hưởng ưu đãi theo qui định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu sử dụng lợi tức thu được từ đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh
- nghiệp Việt Nam để tái đầu tư tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam theo qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
- Được hưởng quyền lợi như các cổ đông hoặc thành viên khác là người Việt Nam trong Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
- Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác do pháp luật Việt Nam qui định.
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã được tham gia quản lý doanh nghiệp theo qui định của các luật này và Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.

Thủ tục chuyển thu nhập từ việc mua cổ phần công ty trong nước ra nước ngoài? Có phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hay không?
Theo qui định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được chuyển ra nước ngoài các khoản sau: Thu nhập có được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thu nhập do tái đầu tư, thu nhập có được do mua cổ phần; Tiền gốc và lãi của các khoản vay từ nước ngoài trong quá trình hoạt động sản xuât, kinh doanh; Vốn đầu tư; Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp.
Thủ tục để chuyển phần thu nhập nói trên ra nước ngoài được thực hiện theo Thông tư số 26/2004/TT-BTC:
Nhà đầu tư làm một “Tờ khai chuyển lợi nhuận ra nước ngoài” nộp cho Cục thuế cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Mẫu của tờ khai này được Bộ Tài chính qui định thống nhất, nhà đầu tư có thể nhận mẫu tại cơ quan thuế. Nội dung chính của tờ khai gồm: tên, quốc tịch của nhà đầu tư; thông tin về doanh nghiệp mà nhà đầu tư tham gia đầu tư vốn; phần kê khai thu nhập được trong từng năm, tại mỗi cơ sở kinh doanh trong trường hợp doanh nghiệp đó có nhiều cơ sở kinh doanh; sốthu nhập đã chuyển ra nước ngoài kỳ trước, phần tái đầu tư vào doanh nghiệp và các khoản thu nhập từ việc đầu tư đã sử dụng cho mục đích khác; phần thu nhập còn lại của nhà đầu tư đề nghị chuyển ra nước ngoài lần này là bao nhiêu, bằng tiền Việt Nam hay bằng ngoại tệ của nước nào hoặc bằng hiện vật (nếu có)… Nếu chuyển bằng tiền thì cần ghi rõ số tiền đó sẽ được rút ra từ tài khoản số mấy, mở tại ngân hàng nào. Nếu chuyển bằng hiện vật thì phải liệt kê cụ thể và chi tiết từng món hiện vật (tên hàng hoá, khối lượng, giá trị qui đổi thành tiền của số hiện vật đó…)
Sau khi nhận được tờ khai đề nghị chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cơ quan thuế sẽ kiểm tra việc nhà đầu tư đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế liên quan đến phần lợi nhuận chuyển ra nước ngoài lần này hay chưa. Nếu chưa, cơ quan thuế sẽ thông báo cho nhà đầu tư biết để đóng thuế trước, rồ xác nhận lại tổng số thu nhập sẽ được chuyển ra nước ngoài.
Riêng phần thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tại Thông tư 26/2004/TT-BTC có qui định: “Từ ngày 01/01/2004 các khoản thu nhập hợp pháp mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài thu được do tham gia đầu tư vốn dưới bất kỳ hình thức nào theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, kể cả cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc giữ lại ngoài lãnh thổ Việt Nam không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, kể cả lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003”. Xin nói thêm, cụm từ “các khoản thu nhập hợp pháp” bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần.

Tham gia đầu tư chứng khoán?
Thu nhập từ việc đầu tư chứng khoán có phải đóng thuế thu nhập không?

Thu hồi lại tài sản, công ty trước đây đầu tư chui như thế nào?
Căn cứ pháp lý: Thông tư Liên tịch số: 02/2005/TTLT-KHĐT-BTP-BNG-BCA ngày 25/5/2005 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tư pháp – Ngoại giao – Công an về việc hướng dẫn người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP
Nhà đầu tư trước đây đã chuyển giao vốn, tài sản của mình cho công dân việt Nam hoặc cho cơ sở sản xuất kinh doanh Việt Nam và mượn danh nghĩa của tổ chức, cá nhân đó để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam nếu có nhu cầu và đủ điều kiện thì được làm thủ tục chuyển tên chủ đầu tư hoặc thay đổi thành viên góp vốn.
Nhà nước có chủ trương không xử lý vi phạm hành chính đối với việc đầu tư “chui trước đây của nhà đầu tư ; không truy thu bất cư khoản thuế nào và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thu hồi lại phần tài sản, tiền bạc của mình đã nhờ người khác đứng tên để kinh doanh, sinh lợi.
Khi làm thủ tục chuyển tên chủ đầu tư hoặc thay đổi thành viên góp vốn của công ty thì cần phải có các giấy tờ sau:
- Văn bản đồng ý trao trả lại cho nhà đầu tư tài sản và vốn của doanh nghiệp mà người (hoặc những người) đứng danh nghĩa cho nhà đầu tư đang quản lý;
- Văn bản của người (hoặc những người) đứng danh nghĩa cho nhà đầu tư tự nguyện chuyển vốn hoặc chuyển vốn và quyền quản lý doanh nghiệp cho nhà đầu tư;
- Văn bản nhất trí của các sáng lập viên, thành viên góp vốn của doanh nghiệp về việc chấp nhận chuyển đổi chủ đầu tư, thay đổi thành viên góp vốn, chuyển vốn đầu tư;
- Đơn của nhà đầu tư đề nghị được chuyển chủ đầu tư, thay đổi thành viên góp vốn, chuyển vốn đầu tư trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó cam kết thực hiện điều lệ doanh nghiệp và tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Chủ đầu tư mới, thành viên góp vốn mới có trách nhiệm tiến hành làm thủ tục hợp pháp hoá quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc các quyền khác có liên quan đến tài sản nhận lại theo qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp trước đây người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã chuyển giao vốn, tài sản của mình cho công dân Việt Nam hoặc cho cơ sở sản xuất kinh doanh của Việt Nam (không có tư cách pháp nhân) và mượn danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức đó để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam thì khi làm thủ tục để đứng tên phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp cần phải xuất trình văn bản của công dân Việt Nam hoặc của cơ sở sản xuất kinh doanh đồng ý trả lại cho nhà đầu tư phần tài sản, vốn mà công dân Việt Nam hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh đang quản lý sử dụng.
Cơ quan thụ lý, giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước đây cho doanh nghiệp có phần vốn góp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhà đầu tư có yêu cầu lấy lại tài sản đã đầu tư thông qua tên của người khác và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ; trình chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định theo qui trình sau:
- Tiếp nhận hồ sơ, tư vấn để nhà đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ, bổ sung các giấy tờ cần thiết.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tư phải thông báo ít nhất là 5 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động về việc đổi tên chủ đầu tư để các cá nhân và tổ chức có quyền và lợi ích trong doanh nghiệp biết và đến doanh nghiệp để giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Sau 20 ngày kể từ ngày thông báo nếu không có ai tranh chấp, khiếu nại đối với doanh nghiệp đang làm thủ tục chuyển đổi tên chủ đầu tư hoặc thay đổi thành viên góp vốn thì Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục chuyển đổi tên chủ đầu tư, thay đổi thành viên góp vốn và trình chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Nếu có phát sinh tranh chấp trong quá trình thu hồi lại tài sản đã đầu tư vào Việt Nam bằng tên người khác thì hướng giải quyết như thế nào?
Sự khác nhau của loại hình Doanh nghiệp tư nhân và loại hình Công ty như thế nào?
Theo điều 99 Luật Doanh nghiệp thì: doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo điều 26 Luật Doanh nghiệp thì Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo điều 51 Luật Doanh nghiệp thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông (người sở hữu cổ phần) chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Qua đó có thể thấy, về mặt thành viên, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một thành viên – đó cũng chính là chủ doanh nghiệp; còn mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn thì phải có ít nhất là 02 thành viên, Công ty cổ phần phải có ít nhất là 03 thành viên. Về trách nhiệm: chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (ở trong nước lẫn ngoài nước) đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – tức trách nhiệm vô hạn. Riêng các thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông góp vốn của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp mà thôi – tức trách nhiệm hữu hạn. Về tư cách pháp nhân: doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Như vậy, nếu đầu tư vào Việt Nam dưới mô hình doanh nghiệp tư nhân thì nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro cao hơn so với loại hình công ty vì trong doanh nghiệp tư nhân không có sự phân biệt rạch ròi về mặt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải là do một cá nhân thành lập?
Theo điều 46 Luật Doanh nghiệp thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm toàn bộ về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không phải là doanh nghiệp do cá nhân lập ra; hay nói cách khác, cá nhân không thể đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, một cá nhân chỉ được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Riêng thành viên của loại hình công ty nói chung có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức (điều 10 Luật Doanh nghiệp)
Khi thành lập doanh nghiệp, nhà nước có buộc phải chứng minh số vốn điều lệ của doanh nghiệp bằng tài khoản ngân hàng hay bằng các hình thức khác hay không?
Theo Nghị định 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ thì “thànhh viên công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng quản trị đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập doanh nghiệp và trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”. Như vậy, khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc sau khi đã được cấp phép, các cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu doanh nghiệp chứng minh về số vốn điều lệ do doanh nghiệp kê khai bằng bất cứ hình thức nào. Các thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị (đối với Công ty cổ phần) có trách nhiệm tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm về việc xác nhận số vốn góp như đã kê khai thông qua Biên bản xác nhận việc góp vốn của doanh nghiệp.
Đối với những tài sản góp vốn không phải là hiện kim (tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng) thì phải được định giá. Nếu việc góp vốn khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp thì tất cả thành viên sáng lập sẽ là người định giá các tài sản đó; giá trị các tài sản góp vốn phải được thông qua theo nguyên tắc nhất trí. Nếu việc góp được thực hiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì Hội đồng quản trị Công ty cổ phần, Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên hợp danh của công ty hợp danh là người định giá tài sản góp vốn. Những người có quyền định giá phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với giá trị tài sản góp vốn. Trong trường hợp giá trị tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và người định giá phải góp cho đủ số vốn như đã ghi trong biên bản định giá; nếu gây ra thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường (điều 23 Luật Doanh nghiệp)
Góp vốn kinh doanh bằng hiện vật thì có phải chuyển quyền sở hữu sang cho doanh nghiệp?
Theo điều 22 Luật Doanh nghiệp, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, những người cam kết góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo nguyên tắc:
Đối với tài sản có đăng ký (xe, nhà xưởng) hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký; việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải nộp lệa5. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Trong biên bản phải có các nội dung chủ yếu như: tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên và địa chỉ người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị các tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng các tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. Ví dụ: một bên góp vốn kinh doanh bằng 3 chiếc xe tải (tài sản có đăng ký) thì sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh người đứng tên đăng ký xe phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho doanh nghiệp. Việc chuyển tên chủ sở hữu trong trường hợp này được miễn lệ phí trước bạ. Sau khi các bên hoàn tất thủ tục chuyển tên sang chủ sở hữu cho doanh nghiệp thì việc góp vốn mới được xem là hoàn tất.
Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Một người có thể thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp?
Về nguyên tắc, Luật doanh nghiệp và những văn bản hướng dẫn thi hành không hạn chế số lượng doanh nghiệp tối đa mà một nhà đầu tư được phép thành lập. Tuỳ theo khả năng tài lực, vật lực của mình nhà đầu tư có thể góp vốn để thành lập một hoặc nhiều Công ty trách nhiệm hữu hạn hay mua cổ phần của các Công ty cổ phần trên nguyên tắc tuân thủ các điều kiện luật định khi thành lập doanh nghiệp và không thuộc đối tượng cấm thành lập và góp vốn quy định tại điều 6, 10 Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên cần có một số lưu ý sau:
- Một cá nhân chỉ được làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của một công ty hợp danh. Bởi vì chế độ trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân và thành viên của công ty hợp danh là trách nhiệm vô hạn, tức nhà đầu tư phải chịu trách nhiệ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đồng vốn cuối cùng của mình.
- Một cá nhân không được thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Tổ chức không thể thành lập Doanh nghiệp tư nhân và là thành viên hợp danh của Công ty hợp danh.

Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo qui định của Luật Doanh nghiệp
Theo điều 13 Nghị định 109/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/4/2004 về đăng ký kinh doanh thì người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh cùng với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Thời gian giải quyết: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh;
- Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng theo qui định về đặt tên của pháp luật;
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo qui định pháp luật.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp không được đặt theo đúng qui định thì Phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, trong thông báo có nêu rõ nội dung và cách thức sửa đổi. Nếu quá thời hạn trên mà không có thông báo gì thì tên của doanh nghiệp coi như được chấp nhận, hồ sơ đăng ký kinh doanh được coi là hợp lệ. Nếu sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày nộp đơn khiếu nại mà không nhận được trả lời của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc kiện ra Toà hành chính cấp tỉnh nơi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp giấy giới thiệu đến Cơ quan Công an cấp tỉnh để khắc dấu và được quyền sử dụng con dấu của mình trong hoạt động của doanh nghiệp. Kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Khoản 3 điều12 Nghị định 109/2004/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu do Bộ Kế hoạch – Đầu tư quy định
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà luật, pháp lệnh, nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về vốn pháp định hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp không thấp hơn số vốn pháp định.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc Giám đốùc quản lý doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần
Theo Khoản 1 điều12 Nghị định 109/2004/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu do Bộ Kế hoạch – Đầu tư quy định
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần.
- Đối với công ty kinh doanh các ngành nghề mà luật, pháp lệnh, nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về vốn pháp định hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp không thấp hơn số vốn pháp định.
- Đối với các công ty kinh doanh những ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong số những thành viên Hội đồng thành viên, giám đốc (Tổng giám đốc) một trong những chức danh quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.
Những điều cần lưu ý khi chọn tên doanh nghiệp
Điều 24 Luật doanh nghiệp quy định tên doanh nghiệp phải đảm bảo: không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; không vi phạm truyền thống lịch sử , văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ thuật của dân tộc.
Chương III Nghị định 109/2004/NĐ-CP hướng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Tên doanh nghiệp ph